Lượt xem: 540

Nhiều giải pháp đảm bảo vụ tôm nuôi nước lợ 2021 thắng lợi

Ngày 24-12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất tôm nước lợ năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện lãnh đạo UBND các huyện, thị xã; đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp, hiệp hội, nhà khoa học của các viện, trường và người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

    Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, vụ nuôi tôm nước lợ năm 2020, tỉnh Sóc Trăng thả nuôi hơn 51.000 ha, đạt gần 103% kế hoạch; trong đó, tôm thẻ chân trắng hơn 37.000 ha, chiếm 72% diện tích thả nuôi, còn lại là tôm sú. Diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh chiếm hơn 94%. Ước sản lượng đạt gần 188.000 tấn, vượt 12,5% kế hoạch và cao hơn 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái.


Đồng chí Quách Thị Thanh Bình - Chi cục Phó Chi cục Thủy sản Sóc Trăng báo cáo tại hội nghị. Ảnh Chanh Đa

 

    Bên cạnh đó, diện tích tôm thiệt hại năm 2020 được khống chế ở mức dưới 10% so với diện tích thả, tỷ lệ nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh tăng lên, năng suất trung bình tôm nuôi năm 2020 ở mức trung bình cao hơn so với cùng kỳ các năm trước, do người nuôi hiện đã áp dụng các mô hình nuôi tôm lót bạt, nuôi tôm nhiều giai đoạn, tuân thủ khung lịch thời vụ... giúp cho vụ tôm nước lợ năm 2020 của Sóc Trăng đạt những kết quả tích cực.

    Theo nhận định chung của ngành chức năng và người nuôi tôm Sóc Trăng, vụ tôm nước lợ năm 2020 là một năm đầy thách thức cho nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và tôm nước lợ nói riêng, do ảnh hưởng từ Covid-19, giá tôm nguyên liệu trong nước giảm liên tục, tác động không nhỏ vào hoạt động sản xuất của người dân. Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến bất thường là một trong những nguyên nhân khiến tôm bị thiệt hại.

    Vượt qua những trở ngại và thách thức, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, liên tục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản, UBND tỉnh, sự phối hợp nhịp nhàng của người nuôi trong việc thả nuôi theo khung lịch thời vụ được ngành chức năng khuyến cáo; nhất là sự sáng tạo của nuôi tôm trong tỉnh về việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, kết quả vụ tôm nước lợ của tỉnh Sóc Trăng năm 2020 cơ bản đạt thắng lợi.

    Theo đồng chí Quách Thị Thanh Bình - Chi cục Phó Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, vụ nuôi tôm nước lợ năm 2020 có được thắng lợi nhờ việc quản lý nuôi trồng thủy sản theo khung lịch thời vụ mang lại hiệu quả quản lý tốt, cơ bản khung thời vụ năm 2020 phù hợp với điều kiện môi trường nuôi của người dân. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả được triển khai, nhân rộng và được người dân áp dụng vào trong sản xuất; trình độ kỹ thuật của người dân được nâng lên, chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về lĩnh vực thủy sản, tuân thủ lịch thời vụ của ngành đưa ra.

    Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Văn Lâu biểu dương những nỗ lực của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, sự sáng tạo của người dân trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, dù chịu nhiều tác động của tình hình hạn hán, biến đổi khí hậu, nhất là tác động của Covid-19, kết quả của vụ tôm nước lợ năm 2020 vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ.

    Tuy nhiên, dù đạt được những tính hiệu đầy tích cực trong năm 2020, nhưng tình hình nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm nước lợ vẫn là mang tính rủi ro rất cao, trước những bất lợi về thời tiết thất thường, dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp, tình hình giá tôm thương phẩm giảm thấp, trong khi giá vật tư đầu vào không giảm, làm tăng giá thành sản xuất, giảm lợi nhuận cho người dân và tỷ lệ tôm thiệt hại vẫn còn.


Đồng chí Trần Văn Lâu – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh Chanh Đa

 

    Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đề nghị, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh việc phối hợp với các ngành, địa phương tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, thủy lợi, điện nhằm phục vụ vùng nuôi tôm của tỉnh; nhất là vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi đầu tư sản xuất giống tôm nước lợ, từng bước đáp ứng nhu cầu về con giống tại tỉnh. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác liên kết tiêu thụ sản phẩm để nghề nuôi tôm nước lợ của tỉnh Sóc Trăng, tiếp tục phát triển và mang lại thành công cho người nuôi.

    Trên cơ sở những kết quả tích cực đã đạt được của vụ tôm nước lợ năm 2020, phát huy tiềm năng điều kiện tự nhiên, các lợi thế về thị trường, công nghệ, năng lực chế biến, tỉnh Sóc Trăng đặt mục tiêu sẽ thả nuôi 51.000 ha tôm nước lợ (tôm sú 16.000 ha, tôm thẻ chân trắng 35.000 ha) với sản lượng ước đạt 172.000 tấn trong năm 2021.

    Để đạt được những mục tiêu đề ra, ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng tiếp tục quản lý nuôi tôm nước lợ theo khung mùa vụ, triển khai mạnh mẽ các chủ trương, chính sách trong nuôi trồng thủy sản để người dân tiếp cận với áp dụng sản xuất tốt trong nông nghiệp, thủy sản; đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình trình diễn thí điểm để người nuôi có thể áp dụng các mô hình nuôi hiệu quả vào trong sản xuất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Quan trọng nhất là tăng cường ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thủy sản vùng nuôi, góp phần tạo điều kiện để ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nước lợ của tỉnh phát triển có hiệu quả và bền vững.

Chanh Đa



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 40
  • Hôm nay: 8109
  • Trong tuần: 78,816
  • Tất cả: 11,802,136